
Vẫn tuân thủ nguyên tắc truyền thống là tré làm từ thịt heo và được chế biến thêm nhiều thứ mắm muối, gia vị để lên men như món nem chua, nhưng món tré lại được kết hợp với những nguyên liệu khác nhau như thịt heo thủ, thính, mè… đó chính là sự khác biệt về hương vị. Chính bởi thế, khi thưởng thức, bạn sẽ thấy tuyệt vời, khác hẳn với tré ở những vùng đất khác.
Tré ngon đầu tiên ở khâu chọn thịt. Thịt ở đây có thể là thịt ba chỉ, hoặc thịt heo thủ. Đầu tiên phải làm sạch thịt, và luộc chín, rồi xắt lát mỏng, sau đó cho vào ướp với các loại gia vị: riềng, tiêu, mè, muối…
Món tré Bình Định hội tụ đủ ngũ vị như: mặn, ngọt, chua cay và vị chan chát thích thú của lá ổi non. Để tré ngon, khi gói phải ủ thật kỹ trong nhiều lớp: bên trong là lá ổi, bên ngoài là lá chuối, phía ngoài ủ thêm ít rơm rạ, buộc thật chặt phía ngoài thì ba, bốn ngày có thể dùng được. Nhờ cách gói công phu này khiến cho món tré Bình Định có thể để được lâu trong nhiều ngày, đặc biệt, trong những ngày lễ Tết, đây là món không thể thiếu trong mỗi gia đình người dân Đất Võ, và là món quà không thể thiếu cho những người xa quê.
Cách làm món Tré Bình Định như sau
Thịt đầu heo, thịt đùi heo: 1 kg, riềng: 1 củ, thính (gạo rang giã nhỏ): 100g, mè: 100g, tỏi băm nhuyễn, gia vị: nước mắm, đường, bột nêm, tiêu... Bánh tráng, xà lách, dưa leo, rau thơm. Lá chuối sạch (hoặc một hũ có nắp đậy).
Thực hiện: Thịt đầu heo, thịt đùi heo luộc lên, xắt miếng vừa ăn. Củ riềng thái sợi. Trộn hỗn hợp củ riềng, thịt heo, tỏi và nêm gia vị vừa ăn.
Lấy lá chuối sạch bỏ thịt vào lá quấn lại (hoặc để thịt vào hũ, đậy kín nắp), sau 2 ngày là dùng được.
Khi ăn, món tré này phải có vị chua chua, ngọt ngọt (giống như nem) ăn kèm bánh tráng cuốn rau sống chấm nước mắm chua ngọt.
Bình Nguyễn
Theo internet
Theo internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét